0902 402 566

Hotline 24/7
0

Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất

Các nội dung chính

    I. Giới thiệu biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất

    1. Định nghĩa hóa chất công nghiệp độc hại 

    Hóa chất công nghiệp độc hại là các hóa chất công nghiệp được sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng trên toàn thế giới. Hóa chất công nghiệp độc hại có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn. Đặc điểm chung đều là có nguy cơ hóa học (ví dụ: chất gây ung thư, chất ăn mòn hoặc tác nhân ảnh hưởng sức khỏe) hoặc nguy cơ vật lý (ví dụ: gây cháy, nổ hoặc phản ứng).

    2. Khái niệm biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất

    Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất độc hại là một biểu tượng hoặc biển hiệu được sử dụng để cảnh báo về tính chất độc hại của một loại hóa chất. Những hóa chất độc hại có thể gây hại cho sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho môi trường và đe dọa an toàn tại nơi làm việc.

    Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất độc hại thường được sử dụng để nhận diện các chất mà tiếp xúc với chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như gây cháy, nổ, gây độc hại cho da, mắt hoặc đường hô hấp, hoặc gây tổn hại cấu trúc vật liệu.

    Biển cảnh báo thường bao gồm hình ảnh hoặc biểu tượng đại diện cho tính chất nguy hiểm của hóa chất cùng với mô tả hoặc mã số phân loại của hóa chất đó. Màu sắc và ký hiệu trên biển cũng được quy định cụ thể để giúp nhận dạng và phân biệt các loại nguy hiểm.

    3. Ký hiệu cảnh báo nguy hiểm hóa chất quy định theo QCVN 05:2020/BCT

    Ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương đã ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm” kèm theo Thông tư số 48/2020/TT-BCT. Quy chuẩn mang ký hiệu QCVN 05:2020/BCT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.

    Theo quy chuẩn, các hóa chất nguy hiểm được phân loại theo hệ thống GHS. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm như: dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ chảy; độc cấp tính, độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.

    Biểu trưng hóa chất nguy hiểm là một trong những quy định của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals, viết tắt là GHS). Hai kiểu biểu trưng hóa chất nguy hiểm của GHS tượng trưng cho hai mục đích: thứ nhất là để ghi nhãn cảnh báo nguy hiểm trên các công-tên-nơ và những nơi làm việc, và thứ hai để sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm.

    4. Ứng dụng 

    Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe con người cũng như môi trường khi làm việc với hóa chất nguy hiểm. Dưới đây là một số ứng dụng chính của biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất:

    - Cảnh báo nguy hiểm: Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất giúp nhận dạng và nhấn mạnh sự nguy hiểm của chất đó. Các biểu tượng và ký hiệu trên biển cảnh báo thông báo về tính chất nguy hiểm của hóa chất, chẳng hạn như chất độc hại, chất ăn mòn, chất gây cháy nổ, chất gây kích ứng da mắt, vv.

    - Hướng dẫn an toàn: Biển cảnh báo cũng cung cấp thông tin hướng dẫn an toàn liên quan đến việc làm việc với hóa chất đó. Điều này bao gồm các biện pháp phòng ngừa tai nạn, cách sử dụng đúng, cách lưu trữ an toàn, trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết và các biện pháp xử lý sự cố.

    - Nhận diện: Biển cảnh báo hóa chất giúp nhân viên và công chúng nhận diện và phân biệt các loại hóa chất nguy hiểm, giúp họ hạn chế tiếp xúc và xử lý một cách an toàn.

    - Phòng ngừa tai nạn: Đặt biển cảnh báo hóa chất ở những nơi thích hợp như cửa vào nhà máy, kho chứa hóa chất, các khu vực tiếp xúc chất độc hại giúp ngăn ngừa tai nạn và giảm nguy cơ thương tích.

    - Tuân thủ quy định: Sử dụng biển cảnh báo hóa chất giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về an toàn hóa chất và quản lý chất độc hại.

    Tóm lại, ứng dụng biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất là cần thiết để tăng cường an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, và giảm thiểu nguy cơ tai nạn và ô nhiễm môi trường.

    II. Phân loại biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất

    - Biểu trưng hóa chất nguy hiểm được phân ra thành 4 loại:

    - Tính chất vật lý

    - Mức độ nguy hiểm cho sức khỏe

    - Mức độ nguy hiểm cho môi trường

    - Nguy hiểm khi vận chuyển

    Trong đó:

    - Chất dễ cháy: gaz và hơi tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và bắt cháy dễ dàng khi có nguồn lửa (như xăng, acétone…). Biện pháp bảo vệ: cách li nguồn lửa, tuân thủ ghi nhản và chỉ dẫn sử dụng. Thông gió nơi làm việc, xác định vùng nổ.

    - Chất ăn mòn: Chất có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng về da, mắt và máng nhầy như acide fluordrique, soude caustique. Biện pháp bảo vệ: cấm vào khu vực nguy hiểm, sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân (găng, kính bảo vệ mắt). Biện pháp khác: thay thế các chất nếu có thể.

    - Chất độc: mercure, muối cyanique. Biện pháp bảo vệ: Cách li người liên quan ra khỏi khu vực nguy hiểm. Thiết lập các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Biện pháp khác: Sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp.

    - Chất nguy hại với môi trường:  Biện pháp bảo vệ: Loại bỏ thích hợp, gọi chuyên gia xử lí chất thải nguy hại. Biện pháp khác: Sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp.

    - Chất gây cháy: có thể duy trì sự cháy mà không cần khí oxy. Ví dụ: nitrate de potassium, peroxyde d’hydrogène (> 60 %).

    - Chất nổ: bởi sự va chạm, ma sát, tiếp xúc lửa hoặc các nguồn cháy khác. Ví dụ: nitrate de cellulose, acide picrique. Biện pháp bảo vệ: cách li nguồn nhiệt, tia lửa. Dự trữ ở kho riêng, cách xa nơi làm việc.

    1. Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm vật lý

    - Tên biển báo GHS01: Chất nổ

    Biển cảnh báo "Chất nổ"

     

      Sử dụng cho :

    + Chất nổ không ổn định.

    + Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.

    + Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại A, B.

    + Peroxit hữu cơ loại A, B.

    - Tên biển báo GHS02: Dễ cháy

    Biển cảnh báo "Dễ cháy"

     

      Sử dụng cho :

    + Khí ga cháy, loại 1.

    + Aerosol dễ cháy, loại 1, 2.

    + Chất lỏng dễ cháy thuộc loại 1, 2, 3, 4.

    + Chất rắn dễ cháy thuộc loại 1, 2.

    + Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại B, C, D, E, F.

    + Chất lỏng tự cháy thuộc loại 1.

    + Chất rắn tự cháy thuộc loại 1.

    + Chất rắn cháy thuộc loại 3.

    + Chất lỏng cháy thuộc loại 3.

    + Chất tự làm nóng và các hỗn hợp loại 1, 2.

    + Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc phản ứng với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3.

    + Peroxit hữu cơ thuộc loại B, C, D, E, F.

    - Tên biển báo GHS03: Chất oxi hóa

    Biển cảnh báo "Chất oxi hóa"

      Sử dụng cho :

    + Chất khí oxi hóa, loại 1.

    + Chất lỏng oxy hóa thuộc loại 1, 2, 3.

    + Chất rắn oxi hóa thuộc loại 1, 2, 3.

    - Tên biển báo GHS04: Khí nén

    Biển cảnh báo "Khí nén"

      Sử dụng cho :

    + Khí nén.

    + Khí hóa lỏng.

    + Khí hóa lỏng lạnh.

    + Khí hoà tan.

    - Tên biển báo GHS05: Chất ăn mòn sử dụng cho các chất ăn mòn kim loại loại 1

    Biển cảnh báo "Chất ăn mòn"

      Nếu biển báo không cần ký hiệu thì sử dụng cho:

    + Chất nổ thuộc vào nhóm 1.5, 1.6.

    + Khí ga dễ cháy thuộc loại 2.

    + Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại G.

    + Peroxit hữu cơ loại G.

    2. Các biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại về thể chất và sức khỏe

    - Tên biển báo GHS06: Độc, sử dụng cho các chất độc cấp tính (ảnh hưởng miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.

    Biển cảnh báo "Độc"

     

    - Tên biển báo GHS07: Nguy hại, sử dụng cho

    Biển cảnh báo "Nguy hại"

    + Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp) thuộc loại 4.

    + Kích ứng lên da thuộc loại 2, 3.

    + Kích ứng mắt thuộc loại 2A.

    + Mẫn cảm da thuộc loại 1.

    + Độc tính các cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.

    + Kích ứng đường hô hấp.

    + Các tác động ma túy.

    => Không sử dụng với ký hiệu “đầu lâu xương chéo hay để chỉ kích ứng da hoặc mắt nếu như thấy cũng có ký hiệu ăn mòn và nguy hiểm sức khỏe, mẫn cảm hô hấp.

    - Tên biển báo GHS08: Nguy hiểm sức khỏe, sử dụng cho

    Biển cảnh báo "Nguy hiểm sức khỏe"

    + Mẫn cảm hô hấp, loại 1.

    + Đột biến nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.

    + Tính gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.

    + Độc tính về sinh sản, loại 1A, 1B, 2.

    + Độc tính lên cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.

    + Độc tính cho cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.

    + Nguy hiểm hít vào, loại 1, 2.

    - Nếu biển báo không cần ký hiệu, sử dụng cho:
    + Độc cấp tính (tác động lên miệng, da, hô hấp) loại 5.

    + Kích ứng mắt thuộc loại 2B.

    + Độc tính sinh sản (thông qua cho bú).

    - Tên biển báo Chất ăn mòn, sử dụng cho:

    + Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C.

    + Nguy hiểm nghiêm trọng cho mắt thuộc loại 1.

    3. Biểu tượng hình cảnh báo nguy hiểm môi trường

    - Biển báo GHS09: Nguy hiểm môi trường

     

    Biển cảnh báo "Nguy hiểm môi trường"

    Sử dụng biểu thị:

    + Nguy hiểm tức thời lên môi trường thủy sinh, loại 1.

    + Nguy hiểm lâu dài lên môi trường thủy sinh, loại 1, 2.

    4. Ký hiệu tượng nguy hiểm vận chuyển

    Lớp 1: Chất nổ từ phân lớp 1.1 đến 1.3 ( Các dấu sao sẽ được thay thế bằng số lớp và các mã tương thích

    ♦ Phân lớp 1.1: Các chất và vật phẩm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.

    Chất nổ - Explosive 01

     

    ♦ Phân lớp 1.2: Các chất và vật phẩm có mối nguy hiểm bắn ra nhưng lại không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.

    Chất nổ - Explosive 02

     

    ♦ Phân lớp 1.3: Các chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và có nguy cơ gây nổ nhỏ. Nguy cơ bắn ra nhỏ hay là cả hai nhưng không gây nổ hàng loạt.

    Chất nổ - Explosive 03

    ♦ Phân lớp 1.4: Các chất và vật phẩm sẽ được phân loại là chất nổ nhưng lại không có mối nguy hiểm đáng kể

     

    Chất nổ - Explosive 04

    ♦ Phân lớp 1.5: là các chất rất nhạy cảm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.

    Chất nổ - Explosive 05

    ♦ Phân lớp 1.6: Không tuyên bố về nguy hiểm

    Chất nổ - Explosive 06

    Lớp 2: Khí ga

    Khí ga dễ cháy - Flammable 01, 02

    ♦ Phân lớp 2.1 là Khí ga dễ cháy

    Các khí ở điều kiện nhiệt độ 20 °C và áp suất tiêu chuẩn mức 101,3 kPa thì có thể bắt lửa với tỉ lệ từ 13% trở xuống trong hỗn hợp theo thể tích với không khí.

    Hay có phạm vi dễ cháy với không khí ít nhất là mức 12%, không phụ thuộc giới hạn dưới dễ cháy.

    ♦ Phân lớp 2.2: Khí không cháy không độc

    ♦ Phân lớp 2.3: khí độc

    Lớp 3 và 4: Các chất lỏng và chất rắn dễ cháy

    ♦ Lớp 3: Biểu tượng hóa chất về các chất lỏng dễ cháy

    Các chất lỏng dễ cháy - Flammble Liquid 01, 02

    ♦ Phân lớp 4.1: Chất rắn dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ rắn đã khử nhậy.

    Chất rắn dễ gãy - Flammable Soild

    ♦ Phân lớp 4.2: Các chất có khả năng bốc cháy tự phát.

    Các chất có khả năng bốc cháy tự phát - Spontaneously Combustible

     

    ♦ Phân lớp 4.3: Các chất khi tiếp xúc với nước sinh ra các loại khí dễ cháy

     Nguy hiểm khi bị ướt - Dangerous when wet

     

    III. Địa chỉ mua biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất

    Biển báo ĐẠI AN là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn - thiết kế - sản xuất các loại biển báo ,tem nhãn theo quy định ... Chúng tôi nhận thức rằng biển báo là một phần quan trọng giúp tạo ra sự an toàn, tiện ích và trật tự cho mọi người.Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên tận tâm, chúng tôi tự hào mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng và dịch vụ đáng tin cậy.

     

    © Copyright © 2019 DAIANSAFETY All rights reserved. Design by NINA.VN
    Hotline: 0902 402 566
    icon zalo Zalo: 0902 085 229 Chỉ đường Chat facebook